top of page

BRUCE GOLDSMITH: USING OPPOSITE WEIGHTSHIFT

Cross Country Magazine Issue 238

Dũng Bim translate

[Original English below]


Weightshift thông thường được dùng để có một vòng quay mượt mà, đặc biệt được sử dụng khi bay thermal.

Nếu bạn quay thermal bên phải, bạn sử dụng phanh phải và weightshift sang phải, nghĩa là dồn trọng lượng nhiều hơn sang phía bên phải của đai, phía mà bạn đang kéo phanh. Nếu bạn quay thermal bên trái, bạn sẽ dùng phanh trái và weightshift trái.

Kết hợp hoàn hảo weightshift và phanh sẽ giúp bạn có vòng quay hiệu quả hơn và cải thiện lực nâng, đặc biệt là với những lõi nhỏ. Kỹ thuật này được dùng bởi tất cả các phi công và là một phần thiết yếu để bay tốt.

Weightshift ngược

Đôi khi, phi công sử dụng một kỹ thuật hoàn toàn khác trong một số tình huống, tôi gọi là ‘weightshift ngược’. Tôi chưa nghe các phi công thảo luận về điều này thường xuyên, nhưng mỗi lần nói ra, tôi nhận ra rằng hầu hết các phi công đều dùng kỹ thuật này trong nhiều tình huống khác nhau, và weightshift ngược thực sự được sử dụng liên tục.

Weightshift ngược là khi phi công phanh ở một phía và weightshifts về phía đối diện. Nó cho bạn khả năng bay một đường thẳng nhưng với sự cân bằng khác so với cách bay bình thường. Weightshift trái thường sẽ dẫn tới rẽ trái, nhưng thay vì rẽ trái phi công kéo một chút phanh phải và sẽ giữ đường bay thẳng. Khi làm như vậy bạn sẽ cảm thấy cánh dù ở trạng thái sẵn sàng chờ lệnh. Nó sẽ rẽ trái ngay khi bạn thả phanh phải ra, nhưng cũng sẽ rẽ phải ngay nếu bạn ngừng weightshift trái. Đây là trạng thái sẵn sáng cho phép bạn chuẩn bị rẽ ngay khi đang bay theo đường thẳng.

Vậy, bạn sử dụng weightshift ngược vào lúc nào?

Khi điều kiện bay yếu

Bạn có thể sử dụng weightshift ngược khi thermal ở điều kiện yếu, nhẹ để giúp bạn quay rộng và phẳng hơn. Điều này thường hiệu quả trong các vùng nâng rộng nhưng yếu với lõi khó xác định. Nếu thermal có lõi mạnh, khi quay bạn weightshift vào trong sẽ được hỗ trợ bởi nửa bên trong vòm dù nơi có vùng nâng mạnh. Nếu vùng nâng không có lõi rõ ràng, weightshift ra phía ngoài sẽ dàn trọng lực ra toàn bộ chiều rộng cánh dù hơn.

Khi bay gần vách

Sử dụng weightshift ngược khi bay gần vách núi để giữ khoảng cách an toàn. Bạn có thể phanh vào hướng núi và weightshift ra phía ngoài. Như vậy nếu bạn bị collapse ở phía núi, bạn đã weightshift sẵn ra ngoài rồi, giúp tăng khoảng cách an toàn lên.

Một kỹ thuật khác để đạt hiệu năng tốt hơn là weightshift vào phía núi và kéo phanh ngoài. Điều này có thể được thực hiện an toàn trong điều kiện rất êm, nhưng tôi thường làm để tăng lực nâng trong điều kiện yếu. Tuy nhiên, bạn cần trình độ cao để thực hiện việc này, và các phi công trung cấp không nên thực hiện chúng.

‘Dừng chờ’ khi bay thermal

Khi vào một thermal và tôi muốn bay thẳng, sử dụng weightshift ngược sẽ giúp dừng việc quay sớm lại, đặc biệt nếu bạn chưa xác định được sẽ quay bên nào. Nó cho phép bạn bay thẳng và không quay sang bên nào vội trong khi đang bay và cảm nhận thermal và quyết định sẽ quay sang bên nào.

Sự hiệu quả

Đây là một danh sách ngắn những ứng dụng của kỹ thuật này. Trên thực tế, kỹ thuật này có thể được dùng nhiều hơn là trong bài viết này. Hãy nói với bất cứ phi công nào và họ sẽ nói “đúng rồi, tôi làm thế suốt”. Điều thú vị là các phi công khác nhau sử dụng kỹ thuật này cho những mục đích khác nhau. Đây là một kỹ thuật điều khiển dù cho phép phi công dù lượn bay hiệu quả hơn cũng như an toàn hơn. Hãy thử nó để bổ sung thêm khả năng cho bạn.


BAY CẶP VÁCH

Bay gần vách núi là một trong những tình huống mà weightshift ngược được dùng tốt nhất. Weightshift ra phía ngoài trong khi vẫn giữ đường bay thẳng tức là bạn sẵn sàng rẽ ra khỏi núi nếu cần thiết.

(Photos: Marcus King / Andy Busslinger)

WEIGHTSHIFT THÔNG THƯỜNG

Cả weightshift và kéo phanh đều cùng bên phải, dẫn tới rẽ phải mạnh


WEIGHTSHIFT NGƯỢC

Phanh bên phải và weightshift bên trái. Khi hai lực này được sử dụng ở hai phía, bạn sẽ bay thẳng.


[Original English]

BRUCE GOLDSMITH: USING OPPOSITE WEIGHTSHIFT

Cross Country Magazine Issue 238

Dũng Bim translate


Standard weightshift is used to give a nicely coordinated turn, especially when thermalling.

If you are thermalling right then you use right-side brake and apply right weightshift, which means putting more load on the right side of the harness seat on the side where you are braking. If you are thermalling left, you apply left brake and weightshift left.

A nice combination of weightshift and brake will help you to make a more efficient turn and improve your climb rate, especially in a tight core. This technique is used by all pilots and is a fundamental part of good flying.

Opposite weightshift

Sometimes pilots use another completely different technique in certain situations, which I call ‘opposite weightshift’. I have not heard of pilots discussing this often, but once I pointed it out I realised that in fact nearly all pilots use this technique in many different situations, and opposite weightshift is really used by pilots all the time.

Opposite weightshift is where the pilot brakes on one side and weightshifts in the opposite direction. It gives you the possibility of flying a straight line with a different balance to the standard way of flying. A left weightshift would normally induce a left turn, but instead of turning left the pilot just applies a little right brake and maintains course of flying straight ahead. When you do this you can feel that the glider is kind of in a state of readiness waiting for what you want to tell it. It is ready to turn either left if you release the right brake, but at the same time it is ready to turn right if you stop the left weightshift. It is a kind of state of readiness that allows you to prepare for a turn whilst still flying in a straight line.

So, when to use opposite weightshift?

When it’s weak

You can use opposite weightshift when thermalling in weak, smooth conditions to help you turn flat. This is particularly useful in large, weak thermals where the core is poorly defined. If the thermal has a strong core then by putting your weight to the inside you are being supported by the inside wing which is in the strongest part of the lift. If the lift has no clear core then weightshifting to the outside spreads the load better across the span of your glider.

Next to a cliff

Using opposite weightshift when flying next to a cliff helps to maintain a safety margin. You can brake on the inside and weightshift to the outside. That way, if you get a collapse on the inside you are already weightshifting outwards giving you an increased safety margin.

One technique for better performance is to weightshift towards the cliff and brake on the outside. This can only be done safely in very smooth conditions, but I do use this myself to improve the climb rate in weak conditions. However, a high skill level is required for this one, and it is strongly advised against for intermediate pilots.

‘Holding off’ when thermalling

When entering a thermal and I want to fly in a straight line, I find it useful to use opposite weightshift to kind of ‘hold off’ from turning too soon, especially if you cannot decide which way to turn. It gives you the ability to fly in a straight line and not commit yourself to a turn in any particular direction while you fly ahead and feel out the thermal in order to make a better educated guess of which way to turn.

Efficient technique

This is actually a very short list. In reality the possibilities of this technique are more than those described in this short article. Speak to any pilot about this and they will say “of course, yes, I do that all the time.” The funny thing is that different pilots use this technique for different purposes. It’s a piloting technique available to paraglider pilots that can help them fly more efficiently as well as more safely. Trying it out can bring new possibilities to your flying style.


CLIFF RUN

Flying close to cliffs is one situation where deliberately using opposite weightshift is a good technique. Weightshifting away from the cliff while still maintaining a straight-line course means you are ready to quickly steer away from the cliff into clear air if you need to

(Photos: Marcus King / Andy Busslinger)


NORMAL WEIGHTSHIFT

Both weightshift and brake application are on the right, as viewed from behind, leading to a strong right turn


OPPOSITE WEIGHTSHIFT

Right brake and left weightshift. As the two forces are applied on opposite sides you can fly straight ahead in this configuration

bottom of page