top of page

THÉO DE BLIC: WHEN TO UPGRADE?

[Original English below]

MÙA BAY MỚI, THIẾT BỊ MỚI? Bay test cánh dù hai dây mới Nova Xenon (EN-D) (Photo: Théo de Blic)

Không có gì bí mật cả đôi khi giới dù lượn chẳng khác gì một lũ vẹt. Chúng ta thích khoe mình sở hữu cánh dù hay đai mới nhất, và khoe khoang cái giá 7k của cánh dù mới đó. Mặc dù tất cả mọi người đều biết trong lịch sử môn dù lượn chưa có ai phải mua dù với giá bán lẻ niêm yết.

Nhưng nhu cầu muốn có đồ chơi mới này thường khiến các phi công bay dù ngoài vùng an toàn của họ. Là một huấn luyện viên SIV, tôi đã thấy nhiều phi công không kiểm soát được cánh dù của họ. Sau đây là lời khuyên của tôi vì sao và lúc nào nên nâng cấp trang thiết bị:

Thiết bị của bạn không dùng được nữa. Chúng ta đặt tính mạng vào thiết bị, do vậy khi bạn kiểm tra định kỳ thiết bị (một năm một lần), khi có dấu hiệu không tốt, hãy thay chúng. Một cánh dù cũ sẽ dễ vào deep stall hơn, dây có thể đứt (đặc biệt là các dù leo núi cũ hoặc dù hai dây có ít dây).

Bạn có thể nghĩ “Tôi không làm các động tác ghê gớm gì, sẽ không sao đâu”, nhưng nếu bạn bị collapse 50% và vào autorotation, điều có thể xảy ra với bất cứ ai, bạn sẽ có thể đạt tới lực G 4G chỉ với nửa cánh dù.

Dù phụ của bạn hơn 10 năm. Đây không phải là luật, nhưng là khuyến cáo. Thực tế dù phụ không hoàn toàn vô dụng sau 10 năm, nhưng thực tế dù phụ là cơ hội cuối cùng của chúng ta vì thế tôi cho rằng nên thay thôi.

Khi bạn vượt quá khả năng cánh dù. Tới đây chúng ta đã tới đoạn tranh cãi của bài viết này, câu hỏi nghiền nát tâm hồn và phá huỷ bản ngã: Khi nào bạn bay vượt quá khả năng của dù? Với nhiều phi công, gần như không bao giờ.

Nhiều phi công thường bán dù B để mua C chỉ vì họ đã bay nó một năm, cho dù họ bay 30 hay 200 giờ. Nhưng dù EN-B ngày nay rất tuyệt vời. Chúng bay tốt, dễ chịu và an toàn hơn bao giờ hết. Khi chúng ta xem tới phân khúc EN-C phức tạp hơn nhiều, giờ thì đã có cả EN-C hai dây! Khoảng cách giữa dù C và D đang giảm xuống nhưng giữa B và C càng lớn hơn. Do vậy chuyển từ B sang C sẽ khó hơn còn chuyển từ C sang D thì dễ hơn.

Lời khuyên của tôi là: nếu bạn là phi công bay thư giãn, thích thermal, cặp vách và XC nhưng không muốn thi đấu hay bay các tam giác lớn, hãy bay B. Nếu bạn nhiều kinh nghiệm hơn, đã bay những chuyến XC dài, luôn sử dụng speedbar và quen với việc xử lý collapse, hãy bay C.


Hai dây

Cho dù là C hay D thì chuyển sang hai dây là sự khác biệt lớn. Mọi người sẽ nói với bạn dù hai dây rất tuyệt, lái bằng rear rất hay và bay với speedbar cực hiệu quả và chắc chắn. Nhưng người ta quên rằng khi dù hai dây collapse sẽ rất phức tạp; không nguy hiểm nếu bạn biết xử lý nhưng phức tạp nếu bạn không biết. Ví dụ chúng dễ cravat nếu collapse lớn và vì bạn không có dây stabilo, lựa chọn duy nhất là spin hoặc stall để xử lý.

Vậy nếu bạn bay dù C hoặc D hai dây hãy đảm bảo bạn biết stall, phản ứng với collapse và quan trọng hơn là bạn thường xuyên sử dụng speedbar vì chẳng có ý nghĩa gì khi bay dù hai dây mà không thường xuyên dùng speedbar!


Dù acro

Là một phi công acro thay đổi thiết bị là thường xuyên vì bạn hay làm hư chúng. Bên cạnh đó khi bạn bay giỏi hơn bạn sẽ muốn giảm size dù xuống.

Cấp độ của dù acro không phải là A, B, C, D mà là kích cỡ. Với A và B là size từ 26-20m2, C là 18-17m2 còn D là 16m2 và CCC là 14m2.

Bạn sẽ để ý thấy là tôi không nói về tải trọng của dù. Thực tế các phi công acro thường nghĩ rằng vì họ nhẹ cân nên họ có thể bay size nhỏ an toàn. Điều này là không đúng. Sự thực là cánh dù size 18 sẽ quay chậm hơn nếu dù tải ít hơn nhưng size 18 vẫn là size 18 và nó sẽ phản ứng như size 18 nếu bạn làm sai.

Vậy, đổi dù trong acro liên quan tới trình độ của bạn. Khi bạn đã học mọi thứ ở size của bạn bạn có thể giảm size để có tập thêm nhiều hơn.

Điều này đặc biệt đúng với phụ nữ. Thường họ sẽ được khuyên bởi các cao thủ acro dùng size nhỏ vì họ nhẹ. Sau đó họ sẽ bay những cánh dù size 16 thậm chí 15m2 trong khi kỹ năng chỉ đủ bay dù size 20m2. Họ sẽ bị sợ, không tiến triển thêm được và nghỉ bay trong khi vẫn cao thủ acro đó phàn nàn là chúng ta không có nhiều phụ nữ bay acro. Ok, lỗi của ai đây?


[Original English]

THÉO DE BLIC: WHEN TO UPGRADE?

Cross Country Magazine Issue 229

NEW SEASON, NEW KIT? Testing the new two-line Nova Xenon (EN-D) (Photo: Théo de Blic)

It’s no secret that sometimes paragliding is a world of peacocks. We like to show we have the latest harness or wing, and we like to brag on the 7k price tag of this new wing. Even though everyone knows no one ever paid full retail price in the history of paragliding.

But this “I want a new toy” frenzy often leads to pilots flying wings out of their comfort zone. And as an SIV instructor I have seen my fair share of pilots completely outflown by their wing. So here is my advice on why and when to change your equipment:

Your equipment is dead. We trust our life to our gear, so when you check your equipment (preferably once a year), when the signs aren’t good, please change it. A used glider can enter deep stall easily, lines can break (particularly on old hike-and-fly or two-line gliders with very few lines).

You may think, “I don’t do hardcore manoeuvres it can’t happen to me”, but if you take a 50% collapse and enter an autorotation, which can happen to anyone, then you will reach 4G on just the open half of your wing. It does not only happen to others.

Your rescue is more than 10 years old. Not an official rule, but a recommendation. It’s true that a rescue is not useless after 10 years, but it’s also true that a rescue is our last chance so I would say it’s better to upgrade.

When you outfly your wing. And here we come to the crux of the article already, the soul crushing and possibly ego-destroying question: When do you outfly your wing? For many pilots, almost never.

Some pilots tend to sell their B for a C just because they’ve had it for a year, whether they flew 30 or 200 hours. But the EN-B market is incredible today. The wings have never flown better, nicer or been as safe.

When we go to the C market it gets even crazier; heck we have EN-C two-liners nowadays! The gap between Cs and Ds is reducing but the gap between Bs and Cs has never been bigger. So switching from B to C is even harder while switching from C to D is getting easier.

My personal opinion is this: if you are a leisure pilot enjoying thermalling, ridge soaring and XC but you don’t want to compete or do big XC triangles, stay on a B. If you are more experienced, already flying XC flights that involve some long transitions, are always on bar going fast, and are comfortable with handling the eventual collapses, then go on a C.


Two-liners

Whether it’s C or D moving to a two-liner is a bit different. Everyone will tell you two-liners are awesome, that rear-riser steering is amazing and flying on speed bar is amazingly efficient and solid. But what people forget is when they collapse they can be a bit nasty; not dangerous if you know how to react but nasty if you don’t. For example, they tend to cravat quite easily in case of hard collapses and since you often don’t have a stabilo line then a spin or a stall is your only option to solve it.

So if you go for a two-liner C or D just make sure you are good with stalling, reacting to collapses and, most important of all, that you are thoroughly using your speed bar because there is no point flying a two-liner if you don’t fly on speed bar often!


Acro wings

As an acro pilot changing gear is often a necessary because you have destroyed it. But also, as you progress it’s natural to go down sizes as you get better. The norms of acro wings are not A, B, C, D but the sizes. With A and B being sizes from 26-20m2 and C being 18-17m2 while Ds are 16m2 and CCC 14m2.

You will notice that I am not talking about a relation to wing loading. Indeed, acro pilots tend to think that because they are light they can go to a small size safely. This is not true. It’s true that an 18 will rotate slower with a low wing-load but an 18 will still stay an 18 and it will behave like an 18 when you screw up and have an 18 reaction when you make a mistake.

So, changing wings in acro is about your skills. When you have learned everything you can from your size you go down to have more possibilities.

This is particularly true for women. Indeed, women tend to be advised by ‘expert’ acro gurus to go down sizes quickly because they are light. And that’s how women end up with 16 or even 15m2 while their level should allow them to fly a 20m2. Then they get scared, don’t progress and quit while the same acro guru that advised them to fly the 16m2 complains that we don’t have enough women flying acro. Yeah, whose fault is that?

bottom of page