top of page

BENE BÖS: BẮT ĐẦU SỰ NGHIỆP XC PARAMOTOR

[Original English below]


BAY XC Giống như mọi thứ khác, hãy bắt đầu từ từ và tăng dần lên. Từ 50km tới 75km tới 100km.


Sau khi có bằng paramotor và mua thiết bị, thường là bạn sẽ muốn khám phá khu vực xung quanh nhà mình từ trên cao. Vài tháng đầu tiên cho tới một năm, bạn sẽ bận rộng bay trên đầu nhà các bạn mình, chụp ảnh và khám phá những thứ bạn chưa bao giờ thấy khi ở dưới đất.

Đa số các phi công PPG, kể cả tôi khi mới bắt đầu sẽ bay loanh quanh nhà: chúng ta thường bay trong bán kính 20km quanh bãi cất và bãi hạ.

Tuy nhiên, khi những thứ mới lạ đó đã trở nên thân quen, bạn phát hiện ra là mình thường chỉ bay tới con sông hay thành phố hay con đường đó, bạn biết bay về nhà mất bao lâu, khu vực bay trở nên thân thuộc với bạn.

Đây là lúc để nghĩ nghiêm túc về bay XC.


Bạn cần thiết bị gì?

Là một phi công PPG, nếu bạn đã bay nhiều hơn việc chỉ lòng vòng ở điểm cất cánh thì bạn đã bay vài chuyến XC ngắn rồi đó. Vậy nên với không cần chuẩn bị quá nhiều, mọi phi công có thể bay XC.

Điều quan trọng nhất là bạn không cần một cánh dù bay nhanh hơn hay hiệu suất hơn. Nhiều phi công muốn bay XC thường mắc phải sai lầm này. Họ lên dù cao quá sớm, hy vọng sẽ giúp họ bay xa hơn, nhưng cuối cùng họ lại bay được ít hơn.

Đó là vì với tốc độ cao và hiệu suất cao hơn, cánh dù sẽ trở nên nhạy hơn và phản ứng nhiều hơn. Nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm thì bay những cánh dù đó sẽ không vui, và bạn sẽ không tự tin kể cả khi gặp thermal hay nhiễu động nhẹ.

Cánh dù tốt nhất để bay XC chắc chắn là cánh dù bạn cảm thấy thoải mái nhất. Bạn sẽ từ từ phát triển kỹ năng một cách an toàn, sử dụng hết khả năng của dù, bù lại “nhược điểm” nhỏ là dù chậm hay hiệu suất thấp.

Tiếp theo về chủ đề thiết bị, kiểm tra kỹ trước khi bay và làm theo hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng thiết bị của nhà sản xuất. Và nếu bạn chưa biết thì nên tìm hiểu xem bạn cần bao nhiêu lít xăng mỗi giờ bay. Không ai muốn hạ cánh ở đâu đó cách xa nhà chỉ vì hết xăng hay hỏng động cơ, điều có thể tránh được nếu kiểm tra kỹ hon trước khi bay.

Để tính toán lượng nhiên liệu tiêu thụ, bạn cần đo xăng trong bình trước và sau mỗi chuyến bay sau đó chia cho số giờ bay. Sáu lít cho 90 phút nghĩa là bạn bay hết 4l/h (4 lít mỗi giờ). Biết được mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình và sức chứa bình xăng bạn có thể tính được thời gian bay tối đa. Tuy nhiên thì tôi khuyên bạn không nên lên kế hoạch bay cho tới khi cạn bình, luôn để ra một khoảng an toàn để phòng bị.


Kiểm tra thời tiết

Lên kế hoạch bay như nào? Đầu tiên, kiểm tra dự báo thời tiết. Không chỉ kiểm tra dự báo thông thường, vì nó chỉ có thông tin về điều kiện và gió mặt đất. Tuỳ vào quốc gia bạn ở, các dự báo thời tiết cho bay lượn có thể có ứng dụng và bạn nên học cách đọc hiểu chúng.

Với tôi, ứng dụng tin cậy và phổ biến là Windy platform (windy.com). Bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin như hướng và sức gió ở các độ cao khác nhau. Bạn sẽ thấy nhiều link về dự báo ở các website của các hiệp hội hoặc clb dù lượn (không động cơ), họ thường quan tâm tới dự báo kỹ hơn chúng ta.


Lên kế hoạch bay

Khi bạn đã biết hướng và tốc độ gió, hãy lên đường bay. Bay tam giác là lựa chọn tốt vì bạn sẽ bay ra khỏi khu vực quen thuộc nhanh chóng. Lưu ý khi mới bắt đầu hãy đặt line cuối cùng xuôi gió để có thể bay về hạ dễ hơn.

Các website như flyxc.app cung cấp công cụ lên kế hoạch bay rất tốt. Bạn có thể xem các airspace, chuyển chế độ nhìn (để xem các điểm hạ cánh khẩn cấp) và dễ dàng xuất dữ liệu ra các định dạng khác nhau cho GPS.

Bay XC bạn có thể tham gia và có điểm trên XContest. Nhiều app bay và các thiết bị có thể lưu tracklog của bạn và tạo một file .igc để bạn tải lên trang web Paramotor XContest. Bạn sẽ được chấm điểm chuyến bay và xem những người khác bay như thế nào.

Điều cuối cùng, bạn nên bắt đầu từng bước nhỏ và tăng dần lên. Hãy bắt đầu với tam giác 50km. Nếu ngon lành, tăng lên 75km rồi 100km. Trong một chuyến bay 100km bạn sẽ khám phá ra rất nhiều thứ hay ho trong khu vực bay cũng như trong kỹ năng của bạn. Chơi thôi còn chờ gì nữa?

Chúc bạn luôn hạ cánh an toàn.

Bene Bös có bằng dù lượn còn trước cả bằng lái xe và bắt đầu bay paramotors hai năm sau đó vào năm 2010. Là nhà vô địch nước Anh 2 lần, bạn có thể tìm anh tại paramotorgermany.com


[Original English below]

BENE BÖS: STARTING OUT IN PARAMOTOR XC

Cross Country Magazine Issue 221


After getting your paramotoring licence and returning home with your shiny new kit, it’s natural to be keen to explore your home area from above. So, for the first few months to a year you stay busy flying over your friends’ houses, taking pictures and discovering things you’ve never seen before from the ground but which are now visible from above.

Most paramotor pilots, including myself in the beginning, stay close to home: we only fly within a radius of 20km or so around our take-off and landing zone.

However, what was new and interesting in the beginning becomes a habit and suddenly you find that you always only fly as far as that river or this city or that big road because it’s just what you’ve always done. You know how long it takes to get home and it starts to feel like ‘your’ area.

That’s a good moment to start thinking more seriously about XC flying.

What equipment do you need?

As a paramotor pilot if you’ve done more than simply fly circles above your take-off zone then you have already done some small XC flights. So with a little preparation every pilot, regardless of what equipment they fly, can easily extend their flying into XC.

It’s important to say first that you don’t need to get another wing which is faster, more dynamic or efficient. Many pilots who want to start flying XC make this mistake. They step up to a higher class of wing too early, hoping it will help them fly further. But in fact they end up flying less.

This is because with higher speed and efficiency the characteristics of the glider change and it becomes more sensitive and responsive. If you’re not experienced enough it’s not fun to fly such a wing, and you’ll probably not feel confident when there are thermals or light turbulence.

The best wing to fly XC on is definitely the one you feel most comfortable with. With this wing you can safely and slowly grow your skills and use the full potential of the glider, so you compensate for the small ‘disadvantage’ of lower speed or efficiency.

To continue on the equipment theme, it’s important to always do a good pre-flight check and follow the maintenance guidelines of your engine manufacturer. And if you don’t already know it, you need to find out how much fuel you need per hour. You don’t want to find yourself standing on the ground miles from home because you ran out of fuel or have a damaged engine that could have been avoided with a more careful pre-flight check.

To calculate your fuel consumption it’s important to measure the fuel in the tank before and after the flight and to divide it by the airtime in hours. Six litres in 90 minutes means your fuel consumption is 4l/h (4 litres per hour). Knowing your average fuel consumption and tank capacity you can easily determine your maximum flight time. However, I highly recommend not planning your XC flight to the last drop of fuel; always include a safety margin.

Check the weather

But how do we plan an XC flight? First, check the weather. It’s important not just to check the standard forecast, because that only shows conditions and wind speed on the ground. Instead, depending on what country you are in, free-flight weather forecasts may be available and you should look these out and learn to read them.

What has proven to be very reliable for me, and is good internationally, is the Windy platform (windy.com). You can find lots of information such as wind strength and wind direction at different heights here. You’ll often find plenty of useful weather links on paragliding club and association websites too. The motorless section is usually much better organised and informed at this point than us.

Plan your flight

When you know the wind speed and direction it’s time to plan the flight route. Triangles are a great choice in my opinion as you quickly get away from your field and you get to see something new. Especially in the beginning make sure you plan to have a tailwind on the last leg so you get back home easily.

Websites like flyxc.app offer great calculators to plan your flights. You can see airspace, switch between maps and satellite view (to check the route for emergency landing possibilities) and easily export the final route in different formats for a GPS device.

Another benefit of flying XC is the chance to participate and get points in the XContest. Many flying apps and instruments can log your flight and create a signed .igc file that you can upload to the Paramotor XContest website. You get points for your own flight and can see what others are doing in your area.

Last but not least, I have to say that, like always in flying sports, it’s good to start small and increase step by step. Start with a 50km triangle. If everything works out, go for 75km and later 100km. On a 100km flight you will have already discovered so many new things about your area and also your flying. Why wait? The world is awaiting you.

Always happy landings.

Bene Bös got his paragliding licence before his driving licence and started to fly paramotors two years later in 2010. Twice British Champion, you can find him online at paramotorgermany.com

bottom of page