top of page

CHARLIE PICCOLO: TẬP MẶT ĐẤT

[Original English below]


Tập mặt đất là quan trọng, chúng ta đều biết. Nhưng bao nhiêu người trong số chúng ta tập luyện thường xuyên? Nếu mùa bay của bạn kết thúc và bạn sẽ ngừng bay vài tháng, hãy mang dù ra tập mặt đất. Tôi dạy ở Dune du Pyla quanh năm, và một vài bài tập sau đây tôi thấy hiệu quả trong việc kiểm soát dù.

1. CÁCH GIỮ PHANH

Có nhiều cách để cầm phanh khi tập mặt đất và cất cánh, nhưng tôi gợi ý cách này. Phanh phải được bắt chéo (tay phải cầm phanh phải, tay trái cầm phanh trái).



2. GIỮ CÂN BẰNG DÙ

Làm quen với việc nâng một bên cánh dù, rồi bên kia, sau đó giữ hai bên cân bằng. Tập luyện và bạn sẽ tìm ra sự ảnh hưởng của lực kéo mỗi bên cánh. Bạn có thể đứng im tập, hoặc có thể vừa làm vừa leo ngược lên dốc, lợi dụng lực kéo của cánh dù. Cố gắng đưa dù lên 45 độ, nơi bạn sẽ bắt đầu thấy lực nâng của dù và sau đó hạ xuống.


3. TÍNH THỜI GIAN

Bạn có thể tập với bạn bè hoặc tự tập tính giờ. Dựng dù lên cân bằng trên đầu và bắt đầu tính giờ. Giữ dù càng lâu càng tốt. Bài tập này giúp bạn hiểu rõ cách điều khiển phanh chéo tay và chắc chắn sẽ cải thiện khả năng cất cánh.


4. ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ NÂNG CỦA DÙ

Cánh dù nâng lên nhanh hay chậm tùy thuộc nhiều yếu tố:

• Đặc tính của dù, một vài loại dù nâng nhanh hơn

• Động tác kéo dù của phi công

• Lực kéo của tay phi công

• Tốc độ gió

• Loại gió, gió biến thiên hay gió đều

• Địa hình (vách đứng hay thoải).

Mục đích của bài tập này là điều chỉnh kỹ thuật của bạn để kiểm soát tốc độ nâng của vòm dù. Nếu bạn di chuyển về phía dù, lực kéo giảm và tốc độ cũng giảm. Nếu bạn kéo quá nhiều, tốc độ dù nhanh lên và lực kéo mạnh lên.

Nếu dù nâng quá nhanh, hãy đi về phía nó. Nếu dù nâng chậm, hãy kéo mạnh hơn và di chuyển về phía ngược gió.



5. TRÁNH COLLAPSE

Bài tập này giúp bạn hiểu hơn về tốc độ nâng của dù. Mục đích là giúp bạn điều chỉnh phanh với tốc độ nâng, giữ dù trên đầu để tránh frontal hoặc asymmetric collapse.

Từ từ kéo dù lên với đủ lực, bạn sẽ phải phanh dù, nếu không dù sẽ bay qua đầu và collapse. Bạn sẽ phải học cách phanh thật nhanh để ngưng việc dù bay qua đầu mà không làm cho dù rơi ngược xuống đất.

Nếu bạn thành thục các bài tập này, tôi chắc chắn bạn sẽ trở thành một phi công giỏi hơn trong kiểm soát dù trên mặt đất cũng như trên trời. Hãy tập luyện!


[Original English]


CHARLIE PICCOLO: GET SOME EXERCISE

Cross Country Magazine Issue 196

Ground handling is an important skill, we know that. But how many of us practice regularly? If your season is at an end and you are facing a few months downtime, then get out into a field and play with the glider on the ground. I teach at the Dune du Pyla all season, and these are some of the exercises I find most useful when teaching students and pilots about the finer points of wing control.

1. HOLD THE BRAKES LIKE THIS

There are several ways to hold the brakes when ground handling and launching, but I recommend this one. The brakes must be crossed (right hand, right brake; left hand, left brake). You are Cross Country readers, so this is not a new technique for you I’m sure.



2. REGULATING SYMMETRY

The idea is to get used to lifting the wing one side, then the other, and try to keep both sides symmetrical. Play with, and discover the influence of, exerting more pressure on each side of the wing. You can do this in a static way, on the spot, or you can do it in a more playful way and climb a shallow slope, thus taking advantage of the energy created by the wing and its desire to move. Try lifting the wing to 45-degrees – where you start to feel the tug of the glider – and then bringing it back down under control.


3. PLAYING FOR TIME

This is a great game to play with your friends, or against the clock. Get the glider balanced above your head and start your stopwatch. Keep the wing above your head for as long as possible. This will teach you a lot about cross-brake control and will definitely improve your take-off technique.


4. REGULATING THE RISE

How fast a glider rises depends on several factors:

• Wing characteristics, some rise faster than others

• The pulse generated by the pilot

• The traction exerted by the pilot’s arms

• The strength of the wind

• The type of wind, thermic or laminar

• The topography (steep or gentle slope). The goal of this exercise is to adapt your technique to control and manage the speed that the wing rises. If you move towards the wing, the load on the wing decreases and its speed will too. On the other hand, if you load the wing too much, then the wing speeds up and so does the strength.

If the wing rises too quickly, move towards it. If the wing rises too slowly, increase the load and move into the wind.


5. STOP THE COLLAPSE

This exercise builds on your understanding of your wing’s climbing speed. The goal is to learn how to adapt your braking to the speed of the wing as it rises, to keep the glider above your head and to avoid frontal or asymmetric closures.

Deliberately pull the wing up with enough force that it means you must brake, otherwise the glider will over-fly you and collapse. The idea is you learn to apply brake inputs very quickly, to stop the wing over-shooting but without making it fall back onto the ground.

If you can master these exercises, then I guarantee that you will become a better pilot with finer wing control both on the ground and in the air. Try it!


bottom of page