top of page

MARTIN MORLET: BẠN NÊN XIẾT VÒNG QUAY NHƯ THẾ NÀO?

[Original English below]


“Xiết vòng quay hơn!” Chúng ta đều nghe thấy điều này ở một vài thời điểm. Nhưng xiết như thế nào? Martin Morlet đã nghiên cứu số liệu và chỉ ra.

NGHIÊNG NGƯỜI Xiết vòng hơn không chỉ là nghiêng người và kéo thêm phanh. Lý do các phi công giỏi nhất quay vòng nhỏ hơn vì họ biết khu vực nào có lực nâng tốt nhất – họ tìm lõi và xiết lõi. Học cách quay xiết vòng là một quá trình.


HÌNH 1, KÍCH CỠ VÒNG QUAY Khoảng 100,000 tracklog được phân tích để vẽ sơ đồ này, cho biết các phi công cần bao nhiêu giây để quay đủ một vòng trong thermal. Nhỏ nhất là 15 giây, lớn nhất là 50 giây. Quá nửa số chuyến bay có vòng quay trung bình từ 24-32 giây.


Chúng ta làm gì nhiều nhất khi bay? Chúng ta quay. Vậy hãy dành thời gian xem xét vòng quay quan trọng nhất: vòng quay trong thermal!

Các thông thường để tính là đo thời gian cần để làm đủ một vòng 360 độ. Bạn có thể đặt nó trên thiết bị bay của mình, để có lực nâng trung bình (Vz). Sau khi bay bạn có thể xem lực nâng bạn có trong chuyến bay, hoặc lực nâng tốt nhất có thể đạt được. Bạn sẽ đặt ra câu hỏi tương tự mỗi lần: bạn nên quay rộng hay xiết hơn? Hãy thử xem một số câu trả lời nhé.

Sử dụng dữ liệu

Đầu tiên cần rất nhiều dữ liệu. Hãy tập trung vào giải French Coupe Fédérale de Distance (French Distance Cup – giải XC league của Pháp), còn gọi là CFD, để phân tích tất cả các chuyến bay ghi lại, khoảng 100,000. Dữ liệu này không bị thiên lệch, vì địa hình bay bao gồm đồng bằng, đồi cao (Vosges, Massif Central), và núi (Pyrenees, Alps), và các phi công bay ở tất cả các nước. Để đảm bảo dữ liệu không bị lệch quá, chúng ta tập trung vào các chuyến bay tại Pháp. Như bạn thấy, Hình 1 cho chúng ta biết thời gian quay trung bình trong thermal của các chuyến bay của CFD.

Ta thấy chuyến bay có vòng quay nhỏ nhất là 15-16 giây, lớn nhất là 41-42 giây. Diễn giải kiểu khác, một phi công có thể quay ba vòng trong khi phi công kia mới quay được một vòng!

Tuy nhiên phần lớn chúng đều khoảng 28 giây, và một người quan sát tốt sẽ để ý khoảng 50% số chuyến bay có vòng quay từ 24 tới 32 giây. Đây là tổng quan, giờ hãy phân tích kỹ hơn.

Quay rộng hay xiết?

Đầu tiên bạn đã từng nghe đó là độ rộng vòng quay tỉ lệ với Vz (lực nâng trung bình) của thermal. Vài người cho là khi lực nâng yếu, bạn quay phẳng, do đó vòng quay rộng, bạn xiết vòng khi lực nâng mạnh; nhiều người thì nghĩ ngược lại. Vậy dữ liệu cho ta biết gì?

Hình 2 cho thấy phi công có xu hướng quay rộng hơn ở điều kiện bay yếu, nhưng vòng quay cũng chỉ từ 25 tới 26 giây khi lực nâng trung bình lớn hơn +0.5m/s. Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của việc ở trong lõi mà không tạo sink rate lớn khi thermal yếu. Điều này cũng có nghĩa là thermal thường sẽ tản rộng ra khi chúng yếu. Khá thú vị, nhưng tôi vẫn chưa trả lời được câu hỏi.


HÌNH 2, ĐIỀU KIỆN YẾU Vz là lực nâng trung bình. Hình này cho biết khi lực nâng yếu hơn 0.5 m/s phi công sẽ bay vòng rộng hơn. Khi lực nâng mạnh hơn thì họ quay vòng khoảng 25-26 giây


HÌNH 3, KHOẢNG CÁCH BAY Hình này cho biết các phi công bay càng xa thì càng có kỹ năng quay vòng xiết hơn


HÌNH 4, CÁC PHI CÔNG GIỎI NHẤT Bảng này thể hiện các phi công chiến thắng giải French XC league và thời gian quay trung bình của ba chuyến bay tốt nhất của họ trong năm họ giành chiến thắng. Phi công giỏi nhất quay vòng nhỏ nhất, vì họ tìm được lõi tốt nhất


BAY TỚI TRẦN MÂY Bạn quay nhanh hay chậm thế nào thì hãy lên tới trần mây đã

(Photo: Adi Geisegger)

Bay xa tới đâu?

Giờ chúng ta sẽ xem khoảng cách bay được, thứ để đánh giá trình độ phi công tốt. Một lưu ý nhỏ: số lượng mẫu dùng ở các bảng này chỉ được dùng nếu có hơn 100 chuyến bay hoặc hơn. Bằng cách này thì chúng ta sẽ không bị đánh lừa bởi yếu tố khác. Giờ ta xem Hình 3.

Rõ ràng ta thấy bạn càng bay xa thì càng phải quay xiết vòng hơn. Kể cả khi ta tưởng tượng điều kiện mạnh hơn ở những chuyến bay dài nhất (Vz cao hơn/lực nâng trung bình), ta thấy điều đó không ảnh hưởng mấy tới vòng quay. Bạn có thể cho rằng vì những chuyến bay dài nhất thường bay với các cánh dù có hiệu năng cao, điều này đúng, và những dù này thì bay nhanh hơn và có thể quay vòng nhỏ hơn. Điều này thì không đúng lắm. Những dù cao này bay nhanh hơn nhưng khi quay thì không nhanh hơn các dù khác: trung bình chỉ 3km/h. Chúng cũng có bán kính quay trung bình cao hơn, tức là cũng mất từng đó thời gian để quay một vòng 360 cho dù là dù gì (độ lệch chuẩn là khoảng 2 giây). Có một sự liên hệ tuyến tính giữa bán kính quay và thời gian để quay đủ vòng. Giờ bạn bắt đầu thấy tôi sẽ dẫn dắt tới đâu rồi.

Như thế nào là đủ xiết?

Ok, như vậy dữ liệu cho ta thấy phần lớn phi công mất khoảng 27 giây để quay một vòng 360 độ trong thermal, và thời gian đó không thay đổi nhiều với điều kiện bay khác nhau. Nhưng một điều rõ ràng: bạn càng bay xa thì vòng quay càng nhỏ.

Giờ ta xem các phi công giỏi nhất làm thế nào. Chúng ta đồng ý là các phi công chiến thắng giải CFD là những người giỏi nhất. Trong Hình 4 là người chiến thắng 5 năm gần nhất, với thời gian quay trung bình của 3 chuyến bay tốt nhất của họ.

Bạn có thể thấy là họ quay rất nhỏ, đặc biệt là Baptiste! Thực tế là khi bạn phân tích vòng quay của các phi công XC và thi đấu hàng đầu, họ đều có những điểm chung. Phần lớn vòng quay của họ là khoảng 20 giây hoặc nhỏ hơn. Vậy có nghĩa là quay nhỏ hơn thì tốt hơn? Từ những gì ta đã thấy, một vòng 360 độ trong thermal sẽ mất khoảng 25 giây hoặc nhỏ hơn. Và để trả lời câu hỏi trên, đúng, bạn nên học cách quay xiết hơn.

Nhưng quá trình học là quan trọng, cũng như quá trình trở thành một phi công giỏi. Honorin Hamard chẳng hạn, vòng quay trung bình là 23 vào năm 2009, nhưng giảm đi thành 18 giây vào năm 2017. Bạn càng tiến bộ, bạn càng có khả năng tìm lõi chính xác và bạn càng có khả năng quay xiết hơn, ở trong lõi lâu hơn, để tối ưu hóa lực nâng.

Công cụ đo hiệu suất

Chắc chắn là các con số trên sẽ phản ánh trình độ bay của bạn, trừ một vài trường hợp. Tại XC Analytics, đây là thứ chúng tôi gọi là “công cụ đo hiệu suất”: một thông số tin cậy cho biết trình độ phi công, thứ mà bạn cần hướng tới khi bạn muốn tiến bộ hơn. Nó trái ngược với thứ gọi là “công cụ đo phong cách” chỉ ra cách bạn ứng xử khi bay, và nó tùy thuộc vào từng phi công. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác!

Martin Morlet là phi công đầu tiên bay hơn 400km tại Pháp, và anh chạy website và phần mềm XC Analytics. Martin sống ở Fontainebleau, gần Paris.


[Original English]

MARTIN MORLET: HOW TIGHT SHOULD YOU TURN?

Cross Country Magazine Issue 215

“Turn tighter!” Is something we all hear at one point in our flying careers. But how tight? Martin Morlet has crunched the numbers – big time

FIG 1, CIRCLE SIZE Around 100,000 flight logs were analysed to make this graph, which shows how many seconds pilots took to fly a full circle while thermalling. The tightest is around 15 seconds, the largest around 50 seconds. Around half the flights have an average circle duration of between 24-32 seconds

What do we do, most of the time, while paragliding? We turn. So it is only fair to spend a bit of time pondering the implications of the most important turn of all: the one you do in thermals!

The standard way we measure this is the time it takes to do one full rotation, 360°, to fly a complete circle. It is sometimes possible to set this in your flight computer, to get your average climbing rate (the famous Vz). How interesting to see afterwards the thermal strength you got during your flight, or even to try and get the best average possible while airborne! One consideration leading to another, you always end up discussing the same question over and over again with your beer mates: should you turn tight or wide? Well, let’s try to give a definitive answer.

Bring in the data

First, data is needed. A lot, actually! So let’s focus on the French Coupe Fédérale de Distance (the French Distance Cup – the national XC league), also known as CFD, to examine all the flights recorded, roughly 100,000. It is not very biased, as the terrain varies between flatlands, high hills (Vosges, Massif Central), and mountains (Pyrenees, Alps), and pilots fly all over the country. That is why to make sure the data was not skewed, we stuck to continental France. As you can see in Fig 1, this gives us the distribution of average circle duration in thermals for all the CFD flights.

This shows us that flights with the tightest turns in thermals take 15-16 seconds to complete the circle; while the largest average circles take 41-42 seconds to make. In other words, one pilot can do three circles while the other only one!

However, most of them are centred around 28 seconds, and a clever observer would have noticed that 50% of the flights have an average circle duration between 24 and 32 seconds. This is the landscape, now let’s have a closer look.

Flat or tight?

First thing you must have heard is that circle duration varies with the mean Vz (average climb rate) of thermals. Some think that when the lift is weak, you turn flat, so you make larger circles, and you tighten when it is strong; and others think the opposite. What does the data tell us?

Fig 2 shows us that pilots tend to slightly broaden their circles in weak conditions, only to reach a plateau between 25 and 26 seconds when the conditions deliver more than +0.5m/s on average. This dual situation says a lot about the importance of staying in the core, without degrading the sink rate too much when thermals are weak. It could also imply that thermals are indeed a bit spread out when they are frail. That’s also captivating, but I have not answered this question yet. Quite right!


FIG 2, WEAK CONDITIONS Vz is average climb rate. This shows that when the climb rate is weaker than 0.5m/s pilots fly slightly wider circles. When it starts to get stronger they plateau at 25-26 seconds


FIG 3, DISTANCE FLOWN This shows that pilots who fly the furthest tend to have the tightest thermalling technique


FIG 4, BEST PILOTS The table shows the winners of the French XC league and their average circle duration for their top three flights in the year they won. The best pilots turn the tightest – because they find the best cores


How far?

Now that we have this first fact in mind, we can have a look at the distance, a good proxy for pilot level. Just a quick note before jumping in: the numbers or samples presented in those charts appear only when there are 100 flights or more to support their validity. That way, it is not really possible to be fooled by any secondary effect. That said, we can consider Fig 3.

It is clear that the further you go, the tighter you turn. Even if we imagine that conditions are stronger for the longest flights (higher Vz / average climb rate), we have seen that it has no significant impact on the circle duration. So, you might say that it could be related to the fact that the longest distances are usually flown with high-performance wings, which is true, and that those gliders flying faster than others have a shorter circle duration. Well, not really! Those gliders do fly faster, but not so much when flying circles when compared to other gliders: on average, 3km/h. They also have a larger mean radius for the circle, which means it takes almost the same time to complete a 360° whatever the paraglider (for the curious readers, the standard deviation is roughly two seconds). There is indeed a linear relationship between the radius and the time to complete a full rotation. Now, you might begin to see where I am heading.


How tight is tight?

Ok, to recap, so far the data says that most pilots take about 27 seconds to complete a 360° in a thermal, and that this time does not really change on average once you have decent flying conditions. But one thing sticks out: the bigger the distance, the tighter the turns.

So, it is time to look at the best pilots and see what they really do. We can agree that the CFD winners will do the job, as they are also (mostly) top notch competitors. Here they are on the table (Fig 4) for the last five years, with the average circle duration for the top three flights that led them to win.

As you can see, they do turn tight, and especially Baptiste! In fact, when you examine the circle duration of top cross-country and competition pilots, that is really a trait they almost all have in common. Most of the time, they are close to 20 seconds or below. So, what does it mean to turn tight? Well, from what we have observed, it is safe to say that it means completing a 360° in a thermal in 25 seconds or less. And to answer the question, yes, you should learn to turn tight.

But the “learn” is important, as it is part of the progression of becoming a better pilot. Honorin Hamard, for example, had a circle duration of 23 seconds on average in 2009, but sat at about 18 seconds in 2017. The more you progress, the more you are able to detect and centre precisely the core of the lift, and in doing so you narrow your turns to stay in it, and optimise your climb rate.


Performance marker

You can definitely say then that this number does, a few exceptions apart, reflect your level in paragliding. At XC Analytics, this is something we call a “performance marker”: a reliable indicator of the pilot’s skills, something that you should aim at as you progress in the discipline. It is opposite to what we call “style markers”, indicators that dependably describe the way you behave in the air mass, and that is specific to each pilot. But that is another story!

Martin Morlet was the first pilot to break 400km in France, and runs the website and app XC Analytics. He lives in Fontainebleau, near Paris.

bottom of page