top of page

BENE BÖS: READY FOR YOUR FIRST COMPETITION?

[Original English below]

KHÔNG DÙNG GIẤY Một khi bạn đã từng bay với bản đồ bạn sẽ thấy thú vị khi không dùng

(Photo: Blaise Brogan)


Đầu tiên, bạn phải biết rằng không chỉ có một hình thức thi đấu - có rất nhiều hình thức. Tôi vẫn nói với mọi người rằng nhiều phi công chỉ biết đến thi slalom, nơi các phi công bay các cánh dù rất nhỏ và máy công suất lớn với tốc độ cao và thấp, gần mặt nước quanh các cột bơm hơi. Các giải đấu này rất hấp dẫn nhưng cũng nguy hiểm vì phi công phải chuẩn xác tới từng miligiây và đẩy thiết bị tới thậm chí vượt qua giới hạn.

Nhưng bay thi đấu còn nhiều hình thức khác và tôi sẽ cho bạn biết vì sao nó phù hợp với cả các phi công bình thường.

Thể loại: Navigation - Định hướng

Hình thức thi đấu cơ bản nhất, dựa trên các task kiểm tra khả năng định hướng, kỹ năng bay hiệu quả và chính xác của bạn.

Phi công bay các giải đấu này với một thiết bị ghi tracklog, không có GPS hoặc thiết bị liên lạc hỗ trợ, việc định hướng sẽ được thực hiện trên bản đồ giấy. Nghe có vẻ nhà kê? Có thể thế nhưng sau khi bạn đã bay với bản đồ, bạn sẽ thấy là nó khá thử thách khi phải thường xuyên chuyển đổi giữa bản đồ và các tiêu điểm trên mặt đất. Bạn sẽ thấy bổ ích vì sau khi bay 30-40km task bạn có thể làm mọi việc không cần hệ thống dẫn đường nữa.

Việc đầu tiên khi bắt đầu là đừng lo lắng. Hỏi một phi công có kinh nghiệm trong việc dùng bản đồ chia sẻ các kinh nghiệm với bạn. Họ cũng có thể chỉ cho bạn cách làm map board, kết nối nó với đai và chân bằng một dây buộc. Làm thế này bạn vẫn có thể chạy khi cất cánh và hạ, khi bay tấm bảng này ở trên đùi bạn và có thể quan sát bản đồ. Với các phi công bay trike thì dễ hơn. Bắt đầu bay các task ngắn quanh khu vực quen thuộc để tập luyện và làm quen với thể thức này dễ hơn.

Thể loại: Economy - Tiết kiệm

Tiếp theo là hình thức Economy, bạn sẽ bay các task với một lượng nhiên liệu giới hạn. Có rất nhiều lựa chọn cho thể loại này. Nếu đó là buổi chiều với thermal tốt, phi công có thể bay càng xa càng tốt trong một khoảng thời gian nhất định với ví dụ 2kg nhiên liệu. Đúng thế, nhiên liệu được đo bằng kilogram cho thể thức này vì thể tích sẽ thay đổi với điều kiện nhiệt độ khác nhau, nhưng cân nặng thì luôn giữ nguyên (vậy nên không cần phải mang theo tủ lạnh để trữ nhiên liệu như một vài phi công thường làm trước đây).

Nếu không có thermal, phi công có thể được yêu cầu bay càng nhiều turnpoint càng tốt, hoặc bay đi xa nhất khỏi bãi cất và quay lại với lượng nhiên liệu giới hạn. Để bay tốt thể thức này, bạn nên thường xuyên ghi lại lượng nhiên liệu tiêu thụ khi bay bình thường với quãng đường đi tương ứng. Tôi luôn khuyên mọi người không nên đi quá xa, vì trong thi đấu nếu hạ cánh không đúng điểm hạ bạn sẽ bị phạt nặng. Vậy nên bay ít đi một chút nhưng quay lại được và không bị phạt điểm thì tốt hơn.

Thể loại: Precision - Chính xác

Hình thức này đã có rất nhiều thay đổi trong những năm gần đây để an toàn hơn. Trong quá khứ các bài thi bao gồm việc bạn phải bay thấp gần mặt đất, một chiều bay thật chậm và một chiều bay thật nhanh. Nhưng các task như vậy đã bị loại bỏ để an toàn hơn trong phần lớn các giải đấu.

Hiện thời các task thi đấu chính xác thường tổ chức là hạ cánh chính xác (spot landing) và đá cột (bowling landing). Với cả 2 hình thức, các phi công bay lấy độ cao sau đó chờ ở một khu vực cho tới lượt thi của mình. Khi tới lượt họ, họ bay qua bãi hạ, tắt máy và ra hiệu cho trọng tài bằng việc vẫy chân. Sau đó đồng hồ sẽ tính giờ.

Phi công cần phải ở trên không ít nhất 45 giây, với máy tắt, trước khi chạm đất. Với thi hạ cánh chính xác, một tâm 25cm với các vòng đồng tâm được đặt trên mặt đất. Phi công phải đạp tâm bằng chân để có điểm.

Thể loại còn lại là đá cột có vẻ khó hơn nhưng rất vui. 10 cột cao xốp từ 50cm - 1m được đặt trên mặt đất trong khoảng 1m. Sau khi tắt máy, phi công hạ xuống và tìm cách đá càng nhiều cột càng tốt trước khi chạm đất.

Trong tất cả các task chính xác, bên cạnh bàn chân, chỉ có một đầu gối và một bàn tay có thể chạm mặt đất. Điều này nghĩa là nếu phi công quá ham, rủi ro và ngã trong quá trình hạ cánh họ sẽ không ghi được điểm.

Các task này có thể được tập luyện dễ dàng sau mỗi chuyến bay của bạn. Chúng cũng tăng khả năng hạ cánh và an toàn cho bạn. Bởi vì bạn bay tập hạ cánh chính xác tắt máy, bạn sẽ đỡ bị áp lực hơn nếu lần sau đang bay gặp tình huống phải hạ cánh khẩn cấp.

Phần lớn các giải đấu thường có một class đặc biệt dành cho các phi công mới hoặc có chế độ bay đồng đội để hỗ trợ họ trong giải, do vậy đừng ngại bắt đầu. Cuối cùng, bay thi đấu không chỉ cải thiện kỹ năng bay của bạn mà còn tạo cơ hội cho bạn gặp gỡ các phi công từ khắp thế giới. Chơi đi bạn ơi!

ECO POWER Phi công đang bay một task fuel-economy

(Photo: Bene Bös)

Bene Bös có bằng dù lượn còn trước cả bằng lái xe và bắt đầu bay paramotors hai năm sau đó vào năm 2010. Là nhà vô địch nước Anh 2 lần, bạn có thể tìm anh tại paramotorgermany.com


[Original English]


BENE BÖS: READY FOR YOUR FIRST COMPETITION?


Cross Country Magazine Issue 227

First, you need to know that there is not just one type of competition – there are several different formats available. I tell people this as it seems like many pilots only know about slalom competitions, where pilots fly with very small gliders and big engines at crazy speeds low over water around pylons. These comps are spectacular but also very risky because the pilots are fighting for milliseconds and so push the equipment to its limit and sometimes beyond.

But competition flying is so much more than that, and I’m going to show you why it’s absolutely suitable for the average leisure pilot.

Navigation

The main format is the classic competition, which is based on tasks that test your navigation, economy and precision-flying skills.

Because these competitions are flown with only a flight recorder, without any supporting GPS or communication devices, the navigation has to be done with a printed map. Sounds old-school? It may look like it, but after you’ve flown with a map you will notice how challenging it is as you permanently need to switch between the map and the reference points on the ground in front of you. You realise how rewarding it is when you come back after a 30-40km task and find that you did everything without your usual navigation systems.

To start off, don’t be scared of it. Ask a pilot who has some experience in navigating using a map to share some tips and tricks with you. They can also show you how to build a map board, which is connected to the harness with an elastic line between your legs. This way it’s still possible to run for take-off and landing, while in the air the board sits on your legs so the map is visible. For trike pilots it’s even easier. Starting out with short tasks in an area you already know well makes experimenting with this flying style very accessible.

Economy

Next up are Economy tasks, which are flown with limited fuel. The comp director has several options for tasks in this category. If there is an afternoon with nice thermal conditions, for example, they can open a flight window and ask the pilots to fly as long as possible with, say, 2kg of fuel. Yes, fuel is measured in kilograms for these tasks as the volume changes in different temperatures, but the weight always stays the same (so no need to bring a fridge like some pilots did in the past).

If there are no good thermal conditions tasks might be set that require pilots to fly to as many turnpoints as possible, or to fly the furthest away from the airfield and back with limited fuel. To get good at this it’s good practice if you regularly note down how much fuel you use when you fly normally, so you can calculate your average consumption and how far you can go. I always recommend not to push it too far, as in competitions landing outside the official landing zone gives you a big penalty. So it’s better to fly less distance but make it home and get full points for what you achieved.

Precision

A lot has changed in recent years in terms of safety when it comes to precision tasks. For example, in the past this category also included tasks where you had to fly low to the ground, making one pass at high speed and one at low speed. But to increase safety these kinds of tasks have now been completely removed from most competitions.

Today, the main precision tasks are spot and bowling landings. For both tasks pilots take some altitude and circle in a briefed waiting zone for their run. When it’s their turn they fly over the landing zone, switch off their engine and then indicate this to the marshals on the ground by opening and closing their legs. Then the countdown starts.

The pilot needs to be in the air for at least 45 seconds, engine off, before they touch the ground. For a spot-landing task a bullseye target of 25cm with concentric circles is marked on the ground. The pilot needs to hit the bullseye with their foot to score full points.

Other tasks include the bowling or skittles landing. These look a bit advanced but are super fun to do. Ten 50cm to 1m high foam skittles are placed on the ground at 1m intervals. After switching off their engines as above, the pilot swoops down and tries to hit as many skittles as they can before they touch the ground.

In all these precision tasks, besides the feet only one knee and one hand can touch the ground at the end. This means if pilots take too much risk and fall over during the landing they get zero points.

These tasks can all be practised easily after each flight when you come back to the LZ. They will also improve your landings and safety overall. Because you are training in landing without power and aiming for a target you’ll feel much less stressed next time you’re in a real-world emergency landing situation.

Most comps offer special classes for newbies or run a buddy system to support them during the comp, so don’t be scared of taking that first step. In the end, competition flying not only improves your general flying skills but also makes you meet pilots from all over the world. It is highly recommended.


Bene Bös got his paragliding licence before his driving licence and started to fly paramotors two years later in 2010. Twice British Champion, you can find him online at paramotorgermany.com

bottom of page